So Sánh Độ Cứng Thép Và Inox
Thép và inox là hai vật liệu được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, như xây dựng, chế tạo, cơ khí, sản xuất đồ gia dụng, ô tô, máy móc. Cả hai điều là hợp kim của sắt nhưng lại có hàm lượng và sự kết hợp của các nguyên tố khiến đặc tính của chúng khác nhau. So sánh độ cứng thép và inox cũng như các tính chất khác giúp bạn tìm được vật liệu tốt nhất cho mục đích sử dụng.
Độ cứng là gì? Yếu tố ảnh hưởng đến độ cứng thép và inox
Độ cứng là thước đo về khả năng chống lại các tác động cơ học mà không làm thay đổi hình dạng hay hư hỏng.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ cứng như:
- Thành phần hoá học: Thành phần hoá học có chứa nhiều kim loại có độ cứng cao, tỉ lệ carbon ảnh hưởng trực tiếp đến độ cứng vật liệu.
- Quy trình sản xuất: Các quá trình gia công nhiệt, tạo hình, mạ kẽm cũng làm thay đổi và điều chỉnh độ cứng của vật liệu
Thép là gì? Tính chất của thép
Thép là hợp kim của sắt, một ít cacbon và một số nguyên tố khác như nitơ, lưu huỳnh với hàm lượng khác nhau, tạo nên các loại thép với đặc tính khác nhau.
Dạng thép phổ biến nhất trong công nghiệp là thép cuộn, được sản xuất bằng cách cán tấm thép để giảm độ dày và quấn lại thành cuộn.
Đặc tính của thép được quyết định bởi thành phần và hàm lượng các nguyên tố tạo nên nó. Các nguyên tố được thêm vào trong quá trình sản xuất có thể làm tăng độ cứng, độ bền của thép.
Sau đây là các đặc tính của thép:
- Tính bền: Thép chịu ma sát và mài mòn tốt, độ bền cao, ít bị biến dạng.
- Tính cứng: Có độ cứng cao, chống gãy khi chịu ứng suất tốt.
- Tính dẻo: Tính chất cơ học quan trọng nhất của thép là tính dẻo. Đây là đặc tính làm cho thép thay đổi hình dạng khi có tác dụng lực mà không bị nứt hay gãy vỡ cấu trúc, giúp định hình và tạo nên các hình dạng như mong muốn.
- Tính bền kéo: Độ bền kéo cao. Độ nền kéo trung bình của thép kết cấu là 400 MPa, thép cacbon là 841 Mpa.
- Tính dẫn điện: So với nhiều kim loại, thép có khả năng dẫn điện tương đối tốt.
Inox là gì? Tính chất của inox
Inox (hay thép không gỉ) là hợp kim của Sắt có chứa ít nhất 10,5% crom và một số nguyên tố khác. Thành phần và hàm lượng các nguyên tố được thay đổi để tạo ra các mác thép với đặc tính khác nhau, phù hợp với mục đích sử dụng.
Các nguyên tố thường được thêm vào khi sản xuất inox gồm có: Niken, Caron, Mangan, Silic, Molipden, Nitơ, Lưu huỳnh. Hàm lượng chính xác được đo đường nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất, đảm bảo inox có những đặc tính cần thiết.
Vì cũng là hợp kim của sắt, nên inox có đặc tính tương tự như thép. Tuy nhiên, nhờ hàm lượng Crom cao và sự có mặt của nhiều nguyên tố khác, nên inox còn sở hữu những tính chất vượt trội như:
- Chống gỉ sét tốt, ăn mòn vượt trội trong môi trường khắc nghiệt, axit, hoá chất (inox 304), thậm chí là nước biển (inox 316).
- Từ tính thấp (inox 201), gần như không có từ tính (inox 304, 316).
- Bề mặt trơn nhẵn, sáng bóng, thích hợp với các ứng dụng yêu cầu tính thẩm mỹ cao.
So sánh độ cứng thép và inox
Thép và inox cái nào cứng hơn? Đặc tính, bao gồm độ cứng của thép và inox phụ thuộc vào nguyên tố cấu tạo và hàm lượng của chúng.
Độ cứng của thép được quyết định bởi carbon. Tuy nhiên do hàm lượng cao (0,02 – 2,14%) nên thép giòn và dễ bị gãy vỡ.
Độ cứng của inox được quyết định bởi nhiều nguyên tố khác nhau, như carbon, crom, niken và mangan. Chúng giúp inox không những cứng, bền, mà còn khiến inox khó bị ăn mòn, biến dạng, gãy vỡ.
So sánh độ cứng của thép và inox thì inox vượt trội hơn hẳn, inox cũng chống gỉ sét, chống ăn mòn tốt hơn thép.
Sự khác nhau giữa inox và thép
Thành phần chính của inox và thép đều là sắt. Tuy nhiên bằng cách thêm các nguyên tố và hàm lượng khác nhau làm cho tính chất và đặc điểm của chúng khác nhau rõ rệt. Dưới dây là một số điểm khác biệt giữa inox và thép:
Thép | Inox (thép không gỉ) |
---|---|
Thành phần chính là sắt, cacbon | Thanh phần chính là sắt, crom |
Dễ bị ăn mòn | Chống ăn mòn tốt |
Gỉ sét trong môi trường ẩm ướt | Chống gỉ tốt, ít bị gỉ sét hơn |
Không chịu được nhiệt | Chịu nhiệt cao lên đến 870 độ C |
Độ bền kéo cao | Độ bền kéo thấp, dễ chế tạo hơn thép |
Từ tính cao | Từ tính rất thấp |
Nên sử dụng inox hay thép?
Độ cứng là một trong những yếu tố quyết định ứng dụng của thép và inox, dưới đây là những ứng dụng phổ biến của 2 loại hợp kim này.
Ứng dụng của thép
- Ngành xây dựng: Làm bê tông cốt thép, làm khung nhà, trần, tường, tấm ốp.
- Công nghiệp dân dụng: Làm thiết bị máy móc (máy sấy, máy hút bụi, điều hoà, tủ lạnh, lò vi sóng)
- Công nghiệp: Làm vỏ tàu hay các chi tiết trên tàu, sản xuất ô tô, phương tiện giao thông.
Ứng dụng của inox
- Công nghiệp nặng: Dùng trong các ngành dầu khí, thuỷ điện, hoá chất, đóng tàu.
- Công nghiệp nhẹ: Làm các chi tiết trong máy móc, thiết bị công nghiệp, vỏ hộp, lon bia v.v
- Công nghiệp dân dụng: Làm các phụ kiện nhà bếp (nồi, xoong, chảo, bếp gas, chậu rửa), nhà tắm (vòi tắm, bồn nước).
- Trang trí nội thất: Dùng làm vật liệu ốp, chế tạo các chi tiết thẩm mỹ như lan can, ban công.
- Hệ thống đường ống: Dùng trong hệ thống xử lý nước, chất thải, dẫn hoá chất, hệ thống đường ống công nghiệp.
- Ngành y tế: Dùng làm xe đẩy, băng ca, khay thuốc và nhiều sản phẩm khác.
Thông tin đã cung cấp thông tin cũng như so sánh độ cứng của thép và inox, giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác nhau cũng như ứng dụng của 2 loại hợp kim này. Nếu cần mua inox chính hãng, chất lượng, hãy liên hệ với Thép Thanh Phát qua holine 0964192715 để được tư vấn, báo giá tốt nhất thị trường nhé.